Cây thiết mộc lan

Cây Thiết Mộc Lan được dân văn phòng ở các thành phố lớn ưa chuộng vì đây là loại cây cảnh to đẹp, phù hợp trồng và trang trí trong không gian rộng. Đây cũng là một loại cây phong thủy, mang đến cho không gian sống và làm việc nhiều vượng khí, hút tài lộc. Bên cạnh cây Thiết Mộc Lan gốc còn có cây Thiết Mộc Lan ghép với nhiều đặc trưng khác nhau ít nhiều.

Tên thường gọi: Thiết Mộc Lan gốc

Tên gọi khác: Cây Phát lộc, cây phát tài, phất dụ thơm

Tên khoa học: Dracaena fragrans

Họ: Ruscaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Tây Phi, Tanzania, Zambia …

Danh mục:

Mô tả

Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan

Theo quan niệm ngũ hành, cây Thiết Mộc Lan cực thích hợp với hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì đây là những hướng hội tụ nhiều ánh sáng. Mặc khác, cây Thiết Mộc Lan gốc cũng đại diện cho Mộc trong ngũ hành. Từ đây, loại cây này là biểu tượng của vượng khí và may mắn cho không gian sống.

Đối với cây Thiết Mộc Lan, nếu trong chậu có 3 nhánh rẽ ra từ 1 gốc sẽ tượng trưng cho lộc phát. Trong trường hợp cây Thiết Mộc Lan mọc tới 5 nhánh từ 1 gốc cũng đồng nghĩa với việc phát lộc cả năm.

Công dụng của cây Thiết Mộc Lan

Cây Thiết Mộc Lan không giống cây Thiết Mộc Lan ghép khi gồm có nhiều thân bó lại với nhau. Thay vào đó, cây Thiết Mộc Lan chỉ có 1 gốc duy nhất và các nhánh mọc ra từ 1 gốc duy nhất này. Ngoài tác dụng phong thủy như đã nêu ở trên, cây Thiết Mộc Lan còn có tác dụng lớn trong việc thanh lọc không khí, tạo vẻ xanh tươi, thoáng mát trong không gian sống và làm việc. Chính vì thế được dân văn phòng đặc biệt ưa chuộng.

Vị trí kê đặt của cây

Cây Thiết Mộc Lan mang nhiều ý nghĩa tài lộc, mang đến vượng khí cho gia chủ nên loại cây này thường được chủ nhà kê ở hành lang lối đi, phòng khách, văn phòng lớn. Cây Thiết Mộc Lan cũng được đặt ở lối vào văn phòng, ngay khu làm việc để tạo không khí thoáng mát.

Đối tượng hay sử dụng nhất: 

Cây Thiết Mộc Lan được sử dụng nhiều ở phòng khách ở các căn biệt thự lớn và các văn phòng khi vừa tạo được cảnh quan xanh mát và ý nghĩa phong thủy độc đáo.

Đặc điểm hình thái của cây Thiết Mộc Lan

Thân: Gỗ, được cưa thành đoạn mang trồng xuống đất.

Tán: Ngọn đâm chồi từ thân.

Lá: Đơn, bóng, phiến có sọc rộng, dài và nhọm ở đầu.

Rễ: Cọc đâm sâu vào đất khi cây Thiết Mộc Lan gốc được trồng từ gốc.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Thiết Mộc Lan

Tốc độ sinh trưởng: không cao và nếu trồng ở môi trường bên ngoài sẽ phát triển vượt bậc.

Phù hợp với: môi trường thoáng mát, có ánh sáng nhẹ nhưng độ ẩm cao, chất dinh dưỡng đủ, đất tơi xốp, cần tưới thường xuyên.

Cách chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Chế độ Nước: Cây Thiết Mộc Lan là cây cảnh cần lượng nước tưới cao nên khi chăm sóc, bạn cần phải tưới nước thường xuyên để duy trì sự sống. Điều quan trọng, bạn nên tưới nước cho cây Thiết Mộc Lan vào thời điểm sáng sớm để cây dễ dàng hấp thụ.

Đất trồng: Cây Thiết Mộc Lan phù hợp với đất trồng tơi xốp, đủ dưỡng chất. Do đó, đất có thể dùng đất phù xa, mùn cưa ủ hoai,… để làm đất trồng cây Thiết Mộc Lan.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây thiết mộc lan”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *