1. Quản lý khu đô thị là gì?
Quản lý khu đô thị đang là một trong các công tác được các chủ đầu tư/ ban vận hành khu đô thị quan tâm hàng đầu. Đây là hoạt động liên quan đến các công việc quản lý, vận hành và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cư dân khu đô thị. Qua đó nâng cao chất lượng trải nghiệm và đời sống dân sinh của cư dân. Đồng thời tăng cường giá trị bất động sản cho chủ đầu tư.
Các hạng mục được quản lý bao gồm:
Các công trình xã hội như: trường học, bệnh viện, khu vui chơi, công viên, nhà chung…
Hạ tầng kỹ thuật: đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống internet – tuyên truyền, hệ thống trang thiết bị an ninh – phòng cháy chữa cháy…
Quản lý khu đô thị là công việc quan trọng
Quản lý khu đô thị là dịch vụ đang được đông đảo chủ đầu tư quan tâm và lựa chọn
Quản lý khu đô thị là một quá trình phức tạp, đòi hỏi đơn vị vận hành phải có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn lâu năm.
2. Quản lý khu đô thị bao gồm những công việc gì?
Công tác quản lý sẽ can thiệp sau vào nhiều mảng hoạt động của khu đô thị như:
Quản lý hành chính: Quản lý hành chính bao gồm toàn bộ các khoản tài chính thu chi liên quan đến vận hành khu đô thị. Đồng thời bộ phận quản lý hành chính sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá cộng đồng, chăm sóc khách hàng/cư dân khu đô thị… Qua đó cải thiện nâng cao đời sống tinh thần của cư dân.
Quản lý cơ sở hạ tầng: Công tác này bao gồm các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng vật tư, chất lượng thi công của các công trình xây dựng của khu đô thị (đường xá, hệ thống đèn điện, công viên, nhà ở…). Đồng thời các hoạt động như duy tu, bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục này cũng là một phần của hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng.
Quản lý an ninh khu đô thị: Để đảm bảo an ninh an toàn cho khu đô thị, các hoạt động quản lý an ninh phải được tổ chức thường xuyên gồm: tuần tra, giám sát, quản lý ra vào khu đô thị, quản lý điều phối các hoạt động phòng cháy chữa cháy, tổ chức các buổi diễn tập, tập huấn về an ninh an toàn cháy nổ cho cư dân…
Quản lý vệ sinh khu đô thị: Hoạt động này bao gồm các thao tác dọn dẹp vệ sinh hàng ngày; phân loại – vận chuyển và xử lý rác thải theo quy định. Thông qua đó, góp phần giữ gìn vệ sinh chung, giúp cuộc sống của người dân tại khu đô thị xanh sạch đẹp. Đồng thời để không ảnh hưởng tới đời sống dân cư, các hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải, cảnh quan… cần được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ.
Quản lý khu đô thị sẽ can thiệp vào mọi khía cạnh và hoạt động của khu đô thị
Quản lý khu đô thị sẽ can thiệp vào mọi khía cạnh và hoạt động của khu đô thị
Xem thêm:
Quy định quản lý khu đô thị theo pháp luật hiện hành
3. Tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ quản lý khu đô thị chuyên nghiệp
Hoạt động quản lý khu đô thị có vai trò quan trọng không chỉ đối với các chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cư dân sinh sống tại đó. Hiện nay, trên thế giới đã nhận thức được sự quan trọng của công tác này và phát triển các dịch vụ quản lý đô thị từ rất sớm. Trong những năm trở lại đây, dịch vụ này cũng đã bắt đầu nở rộ tại thị trường Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu đô thị cùng hàng trăm, hàng nghìn dân cư đến sinh sống làm việc, đã làm gia tăng nhu cầu quản lý khu đô thị của các chủ đầu tư và ban vận hành đô thị. Đặc biệt là các tại các khu đô thị hạng sang, khi những tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ và trải nghiệm dân sinh có sự đòi hỏi khắt khe hơn.
Quản lý khu đô thị có vai trò quan trọng đối với cả chủ đầu tư và cư dân sinh sống
Quản lý khu đô thị có vai trò quan trọng đối với cả chủ đầu tư và cư dân sinh sống
Điều này thúc đẩy các chủ đầu tư và ban vận hành tìm đến các đơn vị quản lý chuyên nghiệp. Các đơn vị này với quy trình quản lý bài bản sẽ góp phần nâng tầm chất lượng dự án, kéo dài tuổi thọ của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng khu đô thị. Đồng thời đáp ứng nhu cầu và đảm bảo lợi ích của cư dân.
Bên cạnh đó, việc quản lý khu đô thị còn là cầu nối gắn kết giữa cư dân và chủ đầu tư. Góp phần tạo dựng mối quan hệ bền chặt, khẳng định uy tín của chủ đầu tư trong lòng của cư dân sinh sống. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển các dự án Bất động sản khác của chủ đầu tư.
Bên cạnh hình thức quản lý chung như trên, đối với từng loại hình bất động sản, việc quản lý đô thị sẽ có điểm khác biệt nhất định. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hoạt động quản lý đô thị tại khu công nghiệp để hiểu rõ hơn về đặc điểm của công việc này tại các khu công nghiệp.