Với cách tiếp cận “Đô thị thông minh là dịch vụ thông minh” Các dự án đô thị thông minh hướng tới xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ điện tử tốt hơn để hướng tới người dùng và cải thiện cá nhân hóa các dịch vụ. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đô thị thông minh là quản trị thông minh, nơi mà chính phủ điện tử cải thiện, thay đổi quy trình quản lý của các tổ chức khu vực công, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ công, tạo ra sự thân thiện với người dân, giảm thời, gian chi phí, nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch.

Nó tạo ra một mạng lưới đổi mới giữa các thành phố và là tiền đề để phát triển các dịch vụ điện tử tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý, mô hình kinh tế xã hội khác nhau, mô hình xây dựng đô thị thông minh cũng được tùy biến để áp dụng phù hợp với đặc điểm mỗi quốc gia trên thế giới. Bài viết này thông qua tổng hợp thông tin để giới thiệu một số hướng đi, mô hình để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ điện tử như một phần của giải pháp cho thành phố thông minh với mục tiêu tạo nền tảng khởi động cho quá trình xây dựng, phát triển đô thị thông minh để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển đô thị bền vững.

Tổng quan phát triển ứng dụng chính phủ điện tử của của một số quốc gia đang phát triển.

Một trong những vấn đề lớn nhất là sự phức tạp có tính đan xen trong các lĩnh vực quản lý của khu vực nhà nước. Một chính phủ thông thường có khoảng 28 bộ ngành trực thuộc. Mỗi bộ ngành đều có các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Đối với những vấn đề tưởng chừng đơn giản như cấp giấy khai sinh hay cấp phép thành lập doanh nghiệp mới hoặc người dân muốn mua nhà…đều cần phải đến nhiều cơ quan khác nhau với nhiều hình thức yêu cầu khác nhau để hoàn tất công việc của mình.

Ngày nay, với cuộc cách mạng công nghệ, để đáp ứng yêu cầu từ người dân, doanh nghiệp… một số chính phủ đã từng bước tăng cường sử dụng công nghệ ICT để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, xét về tổng thể quá trình này vẫn chưa có sự đồng nhất, mức độ ứng dụng công nghệ ICT giữa các cơ quan chính phủ vẫn tồn tại những khoảng trống nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, một số chính phủ  đang nỗ lực kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu giữa các bộ ngành để đa dạng hóa trong việc cung cấp các dịch vụ công khác nhau cho người dân, cải thiện quy trình và nâng cao chất lượng hoạt động bên trong.

Có một số ứng dụng cơ bản điển hình cung cấp các dịch vụ khác nhau của các chính phủ cung cấp cho công dân như: ứng dụng cung cấp dịch vụ điện tử để thực hiện các thủ tục và giao dịch cấp và gia hạn hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân, kiểm tra tiền phạt giao thông từ mọi lúc, mọi nơi. Một số ứng dụng dịch vụ các dịch vụ liên quan đến tiện ích sinh hoạt khác nhau như: hóa đơn điện, nước, tra cứu cước viễn thông, thanh toán, nạp tiền, đăng ký dịch vụ và chuyển tiền cho thuê bao điện thoại…

Ngoài ra, có một số ứng dụng quan trọng được cung cấp bởi Bộ Y tế cung cấp các dịch vụ như: cung cấp thông tin dịch bệnh, khám chữa bệnh, dịch vụ tiêm chủng… Bộ Giáo dục cung cấp các dịch vụ điện tử như Hệ thống Noor – hệ thống học tập giáo dục toàn diện và tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý giáo dục, bao gồm các trường học thuộc Bộ Giáo dục…

Trên thế giới hiện nay, Vương quốc Anh là quốc gia dẫn đầu về các dịch vụ chính phủ điện tử để nâng cao chất phục vụ cho người dân và được coi là có thể trở thành “Chính phủ điện tử” hàng đầu thế giới.

Tích hợp giải pháp chính phủ điện tử như một đô thị thông minh

Để nâng cao khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi  cho các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ, giải pháp tích hợp các dịch vụ công thông qua một cổng trên nền tảng web hay ứng dụng di động đã được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai và áp dụng. Người dùng ứng dụng này có thể truy cập vào tất cả các dịch vụ của chính phủ dễ dàng từ một ứng dụng và tất cả lịch sử các giao dịch đều được ghi lại và có thể xem bất kỳ lúc nào. Ứng dụng dịch vụ tích hợp với dữ liệu dễ dàng được cập nhật đã tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ trong các hoạt động hàng ngày của các bộ ngành, địa phương khác nhau.

Mô hình này trên thực tế triển khai đã mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, tạo ra môi trường an toàn cho người dân. Giúp ngăn chặn tính quan liêu, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc trong quá trình cung cấp dịch vụ của chính phủ. Tùy theo khả năng hoặc quá trình sử dụng công nghệ ICT của từng quốc gia mà mô hình  ban đầu hay kế hoạch much tiêu liên thông tích hợp các ứng dụng dịch vụ sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, để ứng dụng tích hợp dịch vụ hoạt động thông suốt, các điều kiện cần phải đáp ứng như sau:

  • Xác thực điện tử cho người dùng
  • Giao diện đơn giản dễ sử dụng
  • Khả năng hoạt động 24/24
  • Cung cấp tính năng nhận ý kiến phản hồi hặc kiếu nại
  • ……

Sự phát triển của “Đô thị thông minh” ngày nay sẽ giúp dễ dàng triển khai các nội dung và giải pháp của G2C thông minh trong tương lai. Ứng dụng tích hợp dịch vụ có khả năng cung cấp các đề xuất, khuyến nghị hỗ trợ người dân trong các lĩnh vực khác nhau. Thông qua sử dụng tích hợp AI, Deep Learning… thu thập thông tin, đặc tính người sử dụng để cải thiện dịch vụ, cá nhân hóa người dùng. Bên cạnh đó, mạng xã hội được khuyến nghị là nền tảng lý tưởng để hỗ trợ ứng dụng tích hợp dịch vụ Mục tiêu sau cùng của các ứng dụng này là nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ có sẵn cho người dân nhanh hơn và với chi phí vận hành thấp hơn.

Một số rào cản triển khai ứng dụng tích hợp dịch vụ của chính phủ điện tử

Trên thế giới từ trước đến nay, mỗi khi có ứng dụng hoặc công nghệ mới ra đời thì nó luôn luôn xuất hiện một số rào cản. Điều này được đánh giá đa phần do tư duy của con người. Dưới đây là một số rào cản dự kiến ​​có thể gặp phải khi triển khai ứng dụng tích hợp dịch vụ từ các góc độ khác nhau:

  • Không có sự tham gia từ cộng đồng hoặc không ở cùng mức độ sẵn sàng:

Đô thị thông minh vẫn gặp phải một số trở ngại trong cộng đồng một số quốc gia có trình độ phát triển chưa cao và không ở cùng mức độ sẵn sàng với các cộng đồng các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Hàn Quốc hoặc các nước Châu Âu. Rào cản này rất quan trọng đối với sự phát triển của đô thị thông minh. Ở đó thực sự tồn tại một số cộng đồng xuất phát từ nhận thức không đầy đủ về ứng dụng hoặc công nghệ mới. Chính điều này tạo ra quyết định không tham gia với xu hướng sử dụng công nghệ để xây dựng phát triển đô thị thông minh. Ngoài ra, đối với một số người với tư duy cũ, bảo thủ, không muốn thay đổi thói quen vẫn muốn duy trì các phương pháp truyền thống để thực hiện các giao dịch với chính phủ.

  • Các lợi ích mang lại chưa rõ ràng hoặc khó thuyết phục

Các sáng kiến, ứng dụng đô thị thông minh bị thách thức bởi các lợi ích mang lại được thuyết minh chưa rõ ràng. Công tác truyền thông tốt, cung cấp đầy đủ các nguồn lực, công cụ, hướng dẫn và chuyên môn sẽ giúp nâng cao nhận thức, minh bạch hóa các lợi ích mang lại cho tất cả mọi người của quá trình ứng dụng công nghệ xây dựng đô thị thông minh.

  • Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng kết nối Internet phải đi trước một bước để đảm bảo khả năng kết nối, tương tác giữa các lĩnh vực công nghệ khác nhau.

  • Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư

Dữ liệu luôn là một vấn đề trong bất kỳ xu hướng công nghệ nào, việc đưa ra các chính sách về bảo mật dữ liệu là rất quan trọng. Đặc biệt là với loại ứng dụng có chứa thông tin cá nhân với chức năng xác định vị trí.

Các ứng dụng tích hợp dịch vụ của chính phủ điện tử sẽ trở thành một phần quan trọng của dịch vụ đô thị thông minh. Nó có vai trò quan trọng riêng biệt, trở thành một kênh giao tiếp mới giữa người dân với các bộ ngành, chính quyền địa phương, giữa người dân với người dân, đưa ra các thông tin phản hồi kịp thời cho người dân, thu thập thông tin, thói quen người sử dụng ẩn danh cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng. Cho phép truy cập kịp thời vào bất kỳ thông tin, cảnh báo và dữ liệu có giá trị nào ở mọi lúc và mọi nơi.

 

Tài liệu tham khảo

“Smart Cities,” The North Sea Region Programme, [Online]. Available: http://www.smartcities.info/.

G. o. I. Ministry of Urban Development, “Smart City Features,” 12 4 2017. [Online]. Available http://smartcities.gov.in/content/innerpage/smart-city-features.php

https://www.researchgate.net/publication/287600173_Public_Services_Provided_with_ICT_in_the_Smart_City_Environment_The_Case_of_Spanish_Cities

https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-gioi-thieu.html