Quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay đang là ngành dịch vụ phổ biến trên thị trường với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cũng giống các ngành nghề mới trong giai đoạn đầu phát triển, các doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư cũng thường gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian hoạt động. Dưới đây là những thách thức mà các doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thường phải đối mặt.

Nhiều quy định, chính sách quản lý vận hành vẫn còn nhiều bất cập

Một trong những khó khăn nổi bật mà các doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay đang phải đối mặt chính là những quy định, chính sách trong quản lý vận hành vẫn còn khá nhiều bất cập, thậm chí có nhiều quy định và chính sách trong quản lý nhà chung cư cũng chỉ được mới ban hành trong vài năm đổ lại đây.
Đặc biệt dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư vẫn là ngành nghề kinh doanh khá mới, các điều luật và quy định dù được ban hành nhưng lại không chi tiết và đầy đủ, khiến doanh nghiệp quản lý vận hành gặp không ít khó khăn trong hoạt động.
Sự mông lung trong các điều luật và quy định cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới bùng phát mâu thuẫn và tranh chấp chung cư, phần nào ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp quản lý vận hành.

Trong đó tiêu biểu là những luật đất đại, chính sách quản lý lỏng lẻo, quy định về tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật của tòa nhà còn chưa rõ ràng, chi tiết cùng với các quy định về phòng cháy chữa cháy chung cư (PCCC chung cư) chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng nhiều nhà chung cư đi vào hoạt động nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chính những yếu tố này cũng tạo thành trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp quản lý vận hành chung cư.

Các tòa nhà chung cư còn thiếu các hướng dẫn hoạt động

Ngoài những sự lỏng lẻo về quy định và điều luật trong quản lý nhà chung cư, những quy định về quản lý và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư và phí dịch vụ trong nhà chung cư cũng trong tình trạng tương tự, dẫn đến nhiều tranh chấp, khiếu nại tại các chung cư hiện nay.
Có không ít các tòa nhà chung cư hiện nay dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn không thành lập ban quản trị tòa nhà, hoặc ban quản trị hoạt động kém hiệu quả, không nắm rõ được những quy định về quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư hay những quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư, dẫn đến khoản phí bảo trì được sử dụng không đúng cách, từ đó dẫn tới bùng phát tranh chấp chung cư.
Thậm chí việc thành lập ban quản trị tòa nhà cũng tồn đọng nhiều bất cập, chẳng hạn các tòa nhà không thể tổ chức được hội nghị thành lập ban quản trị nhà chung cư, hoặc ban quản trị nhà chung cư hoạt động trục lợi, không nghĩ tới lợi ích của cư ân…. Những trường hợp này đều do cư dân vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của việc thành lập ban quản trị nhà chung cư.
Đối với những trường hợp này, phải giải quyết ra sao vẫn chưa có hướng dẫn nào từ phía chính quyền, khiến vướng mắc trong việc thành lập ban quản trị vẫn tồn tại, dẫn đến khó quyết định trong việc lựa chọn thuê công ty quản lý vận hành nhà chung cư của cư dân.
Thậm chí có trường hợp cư dân dù thành lập ban quản trị tòa nhà nhưng chính ban quản trị lại không có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư, khiến việc chỉ đạo hoạt động cho công ty quản lý vận hành nhà chung cư tại không đạt hiệu quả cao.
Những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp quản lý vận hành hiện nay.

Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn mờ nhạt

Việc mâu thuẫn và không đồng nhất ý kiến trong công tác quản lý vẫn hành dễ gây bùng phát tranh chấp và mâu thuẫn chung cư, những mâu thuẫn này để giải quyết đều cần có sự can thiệp của các cơ quan chính quyền nhà nước.
Nhưng trên thực tế vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn khá mờ nhạt, khiến hoạt động của các đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư kinh nghiệm lâu năm cũng gặp không ít khó khăn.
Nhiều Ban quản trị chung cư bắt đầu hoạt động mà không thông báo với chính quyền địa phương, hoặc Ban quản trị xác định vai trò và quyền hạn không đúng, dẫn đến không phối hợp với các cơ quan chính quyền trong quá trình quản lý, giám sát hoạt động của nhà chung cư.
Tất cả những điều này đều do hệ thống quy định về ban quản trị nhà chung cư cũng như cơ chế phối hợp giữa ban quản trị cùng chính quyền vẫn còn mờ nhạt, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp quản lý vận hành.